Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng kinh tế rộng lớn, với tổng diện tích 40,5 nghìn Km2, gồm 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương, có dân số 17,2 triệu người, ĐBSCL có thế mạnh và điều kiện tự nhiên thuận lợi nhất để phát triển nông nghiệp tại Việt nam.
1. Cơ sở hạ tầng (CSHT) được cải tiến đáng kể.
Khu vực ĐBSCL tiếp tục dẫn đầu cả nước trong việc cải thiện chất lượng nền kinh tế quốc gia trong năm 2019 với lợi thế trong 5 lĩnh vực như sau:
- Di chuyển thuận lợi, dễ dàng và an toàn cho các sơ sở kinh doanh.
- Hạn chế được khoảng thời gian yêu cầu cho các thủ tục quan liêu và thanh tra.
- Tối thiểu những chi phí không chính thức.
- Giảm bớt tối thiểu đầu tư cho hoạt động tư nhân từ các chính sách có thành kiến đối với công ty nhà nước, nước ngoài hoặc các công ty kết nối.
- Lãnh đạo tỉnh chủ động và sáng tạo trong việc giải quyết các vấn đề cho doanh nghiệp.
Với những lợi thế trên, khu vực ĐBSCL đang nhận được sự quan tâm từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước tại Việt Nam.
2. Hạ tầng khu công nghiệp được đầu tư và luôn sẵn sàng.
ĐBSCL là vùng có nguồn nguyên liệu nông, thủy sản đầu vào dồi dào, đây là lợi thế để phát triển hạ tầng công nghiệp. Giai đoạn năm 2019-2020 chỉ tiêu có 103 Khu công nghiệp (KCN) được quy hoạch, trong đó có 46 KCN đã được đầu tư CSHT với diện tích 26.129 ha, tỷ lệ lấp đầy tối thiểu khoảng 70%. Từ đó cho thấy tại ĐBSCL phát triển KCN vừa nằm trong định hướng phát triển công nghiệp cả nước, vừa kỳ vọng hướng đến nâng cao giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông thủy sản của vùng, đã và đang được chính quyền các tỉnh quan tâm, định hình chiến lược để kêu gọi đầu tư phù hợp, cung cấp giá cả cạnh tranh và ưu đãi đầu tư, cũng như các lựa chọn đầu tư ngày càng nhiều
3. Thị trường có sức mua lớn với 17,3 triệu người tiêu dùng.
Năm 2019, dân số ĐBSCL gần 17,3 triệu dân (chiếm 18% dân số cả nước), có dân số đông hơn Hà Lan và các nước láng giềng như Campuchia hoặc Lào. Thị trường tiêu dùng tại ĐBSCL đang đứng thứ 3 cả nước, tổng mức bán lẻ và tiêu dùng hàng hóa dịch vụ năm 2019 là 936,3 nghìn tỷ đồng, mức tăng trưởng tiêu dùng giai đoạn hàng năm luôn cao hơn 10%. Chính số lượng lớn người tiêu dùng này đang làm tăng sức mua tạo nên sự hấp dẫn của thị trường ĐBSCL đối với các NĐT. Mức sống của người dân ở các tỉnh ĐBSCL đang được cải thiện đáng kể, đặc biệt thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng nhiều ở các trung tâm đô thị (tổng mức bán lẻ và tiêu dùng bình quân đầu người tại Cần Thơ - trung tâm đô thị của vùng đạt khoảng 90 triệu đồng/ năm).
4. Nguồn nhân lực dồi dào và thích ứng nhanh với sự đổi mới.
ĐBSCL là một trong ba khu vực có lực lượng lao động đông nhất, chiếm 20% số lao động của cả nước. ĐBSCL cũng đã hình thành được rất nhiều được Đại học lớn ở các địa phương, là nơi đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho khu vực, đáp ứng được nhu cầu về lao động cụ thể của doanh nghiệp (tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo chiếm 13,3% so với cả nước). Chi phí lao động ở ĐBSCL có mức giá cạnh tranh so với các khu vực khác trên cả nước.
Mặc dù giá cạnh tranh nhưng các tiêu chuẩn xã hội như mức lương tối thiểu, chính sách bảo vệ người lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động vẫn được đảm bảo trong khuôn khổ đầy đủ và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp nước ngoài.
5. Con đường rộng mở với nhiều lĩnh vực đầu tư tiềm năng.
Có tất cả những lợi thế, nhưng ĐBSCL vẫn là một điểm đến chưa được đánh giá cao. Mặc dù tỷ lệ FDI đang tăng gần 20% mỗi năm, nhưng mức độ thu hút FDI vẫn ít hơn các khu vực khác tại Việt nam. Vì vậy đây sẽ được xem là một thách thức khá lớn cho những doanh nghiệp quyết định chọn ĐBSCL là điểm đến đầu tư. Bên cạnh các ngành kinh tế thiết yếu, một số ngành mới cũng đang cho thấy tiềm năng phát triển hơn nữa ở ĐBSCL như nông nghiệp (công nghệ cao), công nghệ thông tin và truyền thông, hậu cần, năng lượng tái tạo, bất động sản và du lịch. Các dự án phát triển cho các lĩnh vực này đang được thực hiện và mang đến nhiều sự lựa chọn đầu tư bổ sung cũng như đa dạng cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, còn rất nhiều lợi thế khác, với những tiềm năng đầu tư kinh doanh tốt nhất khu vực Miền Tây.
Nguồn: VCCI